Blogs, Chuyên đề kỹ thuật

Nấm mốc trên tường nhà gây hại như thế nào và cách khắc phục.

chong tham nguoc khang am MS82 1

Nếu nhà cửa chúng ta xuất hiện nấm mốc thì nguy cơ cao chúng ta sẽ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dị ứng, nhiễm trùng, hen suyễn.

Ẩm mốc, các vết ố đen là hậu quả của một nhóm vi sinh hữu cơ phổ biến được gọi là nấm. Các nấm vi sinh này ngoài việc xuất hiện trên tường nhà ẩm thấp, nó cũng có trong thực phẩm ôi thiu, hoặc các thực phẩm lên men (nấm có lợi). Sự phát triển của nấm mốc rất nguy hiểm vì nó giải phóng các bào tử cực nhỏ vào không khí xung quanh. Các bào tử này tương tự như các hạt giống, chúng phân tán khắp nơi trong không khí, sẽ sinh sôi, nảy nở khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Nếu vô tình chúng ta hít phải các bào tử này, chúng sẽ đi vào khí quản, phổi làm gia tăng các triệu chứng về đường hô hấp, viêm nhiễm, kích ứng.

1.Các phản ứng điển hình do nấm mốc gây ra.

Các bào tử nấm thường gây ra các dị ứng về đường hô hấp nặng, làm cơ thể tiết ào ạt histamine gây co thắt cơ, nhảy mũi, ghẹt mũi, đau mắt, gây lên cơn hen suyễn nếu có bệnh nền về hen, suyễn..

child suffering from asthma due to mold

Các nghiên cứu của Viện Y Học năm 2004 đã chứng minh có mối liên hệ mật thiết giữa nấm mốc và các bệnh về đường hô hấp. Là nguyên nhân gây ghẹt mũi, khó thở đối với người khỏe mạnh, hay làm cho bệnh nhân mắc hen suyễn lên cơn khi tiếp xúc phải.

Cũng có những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ em tiếp xúc sớm với nấm mốc một cách liên tục, lâu dài có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh hen suyễn ở những người có thể trạng nhạy cảm.

Điều rõ ràng trong tất cả các nghiên cứu là tác động của nấm mốc mang tính tích lũy lâu dài. Tiếp xúc với một lượng nhỏ nấm mốc không có khả năng ảnh hưởng đến hầu hết mọi người nhưng tiếp xúc kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe.

2. Độc tố của nấm mốc có hại.

Khoảng 5% các loại nấm mốc có chứa độc tố nấm mốc. Độc tố nấm mốc là một chất chuyển hóa thứ cấp có độc tính cao (sản phẩm sinh học) có khả năng giết chết các sinh vật sống khác. Độc tố nấm mốc có thể gây nhiễm độc và ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Một trong những độc tố nấm mốc nổi tiếng nhất là một hợp chất gọi là penicillin. Penicillin là một khám phá y học đáng kinh ngạc, nhưng nó có thể vô cùng nguy hại đối với những người bị dị ứng với penicillin.

illustration of how mold affects health 2x

Cách duy nhất để xác định xem nấm mốc có chứa độc tố nấm mốc hay không là thông qua xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tốn kém, tốn thời gian. Vì vậy, để đảm bảo loại trừ khả năng nhiễm độc tố do nấm mốc gây ra, cách tốt nhất là chúng ta nên loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi tường nhà, góc kẹt, trả lại không khí khô thoáng, không mùi khó chịu.

3. Làm gì khi tường, trần nhà bị nấm mốc?

Loại bỏ nấm mốc cần phải làm triệt để, diệt từ gốc để tránh chúng sinh sôi nảy nở về sau. Gây tốn kém tiền bạc và thời gian do phải xử lý lập lại trong thời gian dài. Hơn nữa, phải loại trừ ẩm độ trên bề mặt tường để tiêu diệt môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.

spraying mould with white vinegar solution 2x

4. Các loại trừ nấm mốc.

Có thể dễ dàng xử lý các vết nấm mốc nhỏ bằng dung dịch giấm trắng. Chúng tôi đề xuất hỗn hợp giấm trắng và nước theo tỷ lệ 1: 1. Đặc tính chống nấm trong giấm sẽ tiêu diệt hầu hết tất cả các loại nấm mốc.

mold vs mildew small

Dùng bình xịt, xịt dung dịch giấm lên vết mốc, để một thời gian ngắn rồi lau sạch bằng vải sợi. Lặp lại quy trình ít nhất một lần để đảm bảo nấm mốc đã được xử lý hiệu quả. Nếu vết bẩn vẫn còn, hãy sử dụng xà phòng pha đường để làm sạch khu vực đó.

 5. Làm thế nào để ngăn nấm mốc quay trở lại.

Đối với nấm mốc, biện pháp tốt nhất là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Việc loại trừ nguồn tạo ẩm trong tường rất quan trọng, vì nấm không có nước để sinh trưởng. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản để ngăn nấm mốc quay trở lại và loại trừ vĩnh viễn:

  • Đảm bảo tường, sàn nhà không bị thấm nước. Sử dụng cách biện pháp chống thấm cần thiết khi xây dựng căn nhà của bạn. Đừng bỏ qua. Vì áp dụng chống thấm ngay từ đầu sẽ giúp tăng tuổi thọ công trình, không bị nấm mốc và đỡ tốn kém về sau.
  • Tăng cường trao đổi không khí trong nhà, thiết kế sao cho sàn nhà luôn khô thoáng. Mở cửa sổ để đón nắng và giảm ẩm độ.
  • Sử dụng sơn lót kháng kiềm, ngăn ẩm khi sơn tường. Sơn lót rất quan trọng, nhất là những khu vực dễ ẩm ướt như nhà tắm, toilet, sân thượng, ban công.
  • Chân tường, trần nhà nên tăng cường sơn lót kháng ẩm và có cường độ bám dính cao, giúp ngăn ngừa hiện tượng “nổ sơn”, “bong rộp”. Hiện trên thị trường Việt Nam có nhiều sản phẩm sơn lót chống ẩm và kháng mốc như ISONEM MS82

ms 82

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với các chuyên viên của KEO TỐT để được tư vấn giải pháp chất lượng, triệt để và tiết kiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *